Thu âm và sản xuất The_Dark_Side_of_the_Moon

Lối vào của Abbey Road Studios

Album được thu âm tại phòng thu Abbey Road Studios trong 2 lần, giữa tháng 5 năm 1972 và tháng 1 năm 1973. Pink Floyd nhờ sự trợ giúp của Alan Parsons, người từng làm việc với họ trong album Atom Heart Mother cũng như đã từng thực hiện 2 album thành công của The Beatles Abbey RoadLet It Be[29][30]. Quá trình thu âm sử dụng nhiều kỹ thuật tân tiến nhất vào thời điểm đó: phòng thu đã sử dụng máy thu 16-băng trong rất nhiều ca khúc, thứ cho phép âm thanh có biên độ lớn hơn so với máy thu 4 hay 8-băng mà trước kia họ vẫn sử dụng, điều đó khiến cho những ấn bản sau này có dung lượng lớn hơn rất nhiều[31].

Ngày 1 tháng 6, họ bắt đầu với ca khúc đầu tiên "Us and Them", sau đó 6 ngày là "Money". Waters đã tạo hiệu ứng tiếng xèng qua băng thâu từ tiếng những đồng xu vứt vào trong chiếc máy xay bằng sứ của vợ, và sau đó chúng lại được ghi lại 1 lần nữa theo kỹ thuật 4 kênh cùng với cả album (do không có đủ thời gian cũng như không có đủ số băng thu, Parsons thực sự không hài lòng với chất lượng bản mix)[30]. "Time" và "The Great Gig in the Sky" là những ca khúc lần lượt được thu sau đó 2 tháng, khi ban nhạc đang dành thời gian bên gia đình và chuẩn bị cho tour quanh nước Mỹ[32]. Buổi thu bị gián đoạn giữa chừng: Waters, vốn là một cổ động viên cuồng nhiệt của Arsenal F.C., quyết định tạm nghỉ để anh có thể xem đội bóng của mình, và ban nhạc đành phải ngồi xem chương trình Monty Python's Flying Circus trong lúc chờ đợi, bỏ mặc Parsons chỉnh sửa các phần thu âm[31]. Gilmour thì lại bác bỏ thông tin này; trong bài phỏng vấn vào năm 2003, ông nói: "Chúng tôi đôi lúc có xem, nhưng một khi chúng tôi đang làm một công việc dang dở, chúng tôi sẽ luôn tập trung."[33][34]

Trở lại từ nước Mỹ vào tháng 1 năm 1973, họ liền thu âm "Brain Damage", "Eclipse", "Any Colour You Like" và "On the Run" với máy chỉnh 5-tần mà họ từng sử dụng từ nhiều đợt thu trước. 4 giọng nữ được mời tới để hát trong "Brain Damage", "Eclipse" và "Time" và nghệ sĩ saxophone Dick Parry được chỉ định để chơi trong "Us and Them" và "Money". Cùng lúc, họ thực hiện bộ phim tài liệu của đạo diễn Adrien Maben, Pink Floyd: Live at Pompeii[35]. Ngay khi các buổi thu hoàn tất, họ lại chuẩn bị lên đường cho tour diễn vòng quanh châu Âu[36].

Đạo cụ

Máy chỉnh âm EMS VCS 3 (Putney)

Album sử dụng rất nhiều đạo cụ đặc biệt, như máy giữ nhịp đơn trong "Speak to Me", hay tiếng băng ghi đè trong "Money". Mason đã thu bản nháp của "Speak to Me" tại nhà riêng trước khi hoàn thành nó tại phòng thu. Ca khúc này trở thành ca khúc mở màn và bao gồm một số âm thanh tạp và một số phần từ các ca khúc khác trong album. Đoạn bè piano chơi ở nền dẫn tới đoạn cao trào của các hiệu ứng, tiếp tới ngay sau đó là đoạn vào của "Breathe". "Speak to Me" là một trong những sáng tác hiếm hoi của Mason[nb 4][37][38]. Các âm thanh có trong "Money" được Waters tạo ra từ tiếng đồng xu va chạm, tuốt giấy, tiếng chơi xèng và tiếng máy đếm nhịp – những thứ tạo nên đoạn băng từ 7-nhịp (sau này được sửa theo hiệu ứng "như đang bước trong một căn phòng" 4 kênh chung của album)[39]. Tuy nhiên, những yêu cầu của album lại đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật viên cũng như ban nhạc để điều chỉnh các máy chỉnh âm cùng lúc nhằm trộn những bản thâu đa âm tần một cách mượt mà nhất để phục vụ các ca khúc[10].

Với nhu cầu về cải tiến nhạc rock của mình, Pink Floyd đã sử dụng rất nhiều máy chỉnh âm cho âm thanh của họ. Họ đã sử dụng máy EMS VCS 3 cho các ca khúc "Brain Damage" rồi "Any Colour You Like", máy Synthi A cho "Time" và "On the Run". Họ cũng cho phép và thu âm một số âm thanh mới, như việc cho các kỹ thuật viên chạy quanh phòng thu để tạo tiếng vang (trong "On the Run")[40], hoặc xử lý khéo léo tiếng trống bass để tạo tiếng đập trái tim (trong "Speak to Me", "On the Run", "Time", và "Eclipse"). Tiếng trái tim đập là âm thanh chủ đạo trong các đoạn vào và kết thúc của album, tuy nhiên lại có thể nghe khá rõ trong "Time", hay "On the Run"[10]. Tiếng chuông đồng hồ réo rắt trong "Time" được dẫn sau một chuỗi tiếng của chiếc trống rototom vốn là một ý tưởng để tạo hiệu ứng 4 kênh của Parsons[37]. Kỹ thuật viên đã đứng thu âm mỗi lần chuông điểm tại một cửa hàng đồng hồ, và dù rằng phần thu của ông không được chỉnh sửa đặc biệt trong album, song nó vẫn được chọn vài phần cho ca khúc đặc biệt này[41].

Góp giọng

Khá nhiều ca khúc, trong đó có "Time" và "Us and Them" là phần song ca của Wright và Gilmour. Waters đã chỉ rõ các đoạn giọng lạ này của họ trong bộ phim tài liệu năm 2003 The Making of The Dark Side of the Moon. Để tăng tính hiệu quả, Parsons đã sử dụng những kỹ thuật của phòng thu như ghi đè giọng và guitar – kỹ thuật cho phép Gilmour tự bè với chính giọng của mình. Parsons cũng thực hiện một số kỹ thuật khác, như flanging hay reverb[10], và tách biệt các âm thanh theo các kênh riêng (dễ nhận thấy nhất trong "On the Run" sử dụng 4 kênh khi tiếng của đàn Hammond B3 organ bị bóp méo bởi bộ chuyển âm Leslie)[42].

Album có sự đóng góp đáng kể của Clare Torry trong vai trò người đại diện ở Abbey Road, ca sĩ và là người viết nhạc cho các ca khúc. Bà đã từng thực hiện một số sản phẩm nhạc pop và vài album hát lại, và sau khi nghe một vài sản phẩm của bà, Parsons quyết định mời bà tới hát cho "The Great Gig in the Sky". Ban đầu Torry từ chối lời mời vì muốn đi xem Chuck Berry trình diễn tại Hammersmith Apollo, nhưng sau đó bà thu xếp lại để có thể tham gia vào ngày Chủ nhật. Ban nhạc đề đạt những quan điểm và ý tưởng của album, song lại bất lực trong việc diễn đạt những gì muốn Torry làm. Gilmour là người phụ trách buổi thu hôm đó, và chỉ qua vài lần thử vào ngày Chủ nhật, Torry đã hình dung ra đoạn giai điệu không lời dẫn bởi phần piano của Wright. Ban đầu, bà cảm thấy khá nản lòng vì sự kém cỏi của mình và muốn từ chối ban nhạc – những người rất háo hức về phần thể hiện của bà[43][44]. Phần thu của Torry được lựa chọn chỉnh sửa phù hợp với ca khúc[7]. Với phần tham gia của mình, bà được nhận 30 bảng, tương đương khoảng 300 bảng vào năm 2012[43], nhưng tới năm 2004, bà đề nghị EMI và Pink Floyd về vấn đề chia sẻ bản quyền và muốn được coi là người viết "The Great Gig in the Sky" cùng Wright. Tòa án tối cao đồng ý với đơn của bà, song những thông tin được viết từ năm 2004 trở về trước sẽ không được cập nhật[45][46]. Tất cả các thông tin về ca khúc kể từ năm 2005 đều ghi đồng sáng tác Torry-Wright[47].

Clare Torry năm 2003

Những đoạn giọng rời rạc xen lẫn các đoạn nhạc cũng là một đặc trưng của album. Trong quá trình thu, Waters đã yêu cầu ban nhạc và đội ngũ kỹ thuật viên trong phòng thu trả lời các câu hỏi anh chuẩn bị sẵn trong các tờ giấy. Các phần trả lời được đặt trước một chiếc micro tối trong phòng thu số 3[48], bao gồm các câu hỏi như "Màu mà bạn thích nhất?", hay "Món ăn bạn thích nhất?" trước khi tới những chủ đề chính (như sự điên rồ, bạo lực và cái chết). Những câu hỏi như "Lần cuối bạn sử dụng vũ lực?" được đặt ngay trước câu hỏi "Bạn nghĩ vậy có đúng không?" buộc người đọc phải trả lời lần lượt[10]. Roger "The Hat" Manifold có vẻ khá khó khăn, và trong hoàn cảnh khá nhiều câu hỏi bị thất lạc, anh là người duy nhất được ghi âm theo kiểu ngồi phỏng vấn cổ điển. Waters đã hỏi anh về những xung đột khi anh còn làm tay đua, và Maniford trả lời: "... give 'em a quick, short, sharp shock..." ("... cho chúng một cú sốc nhanh, gọn và mạnh..."). Khi được hỏi về cái chết, anh trả lời "live for today, gone tomorrow, that's me..." ("sống ngày hôm nay, chết ngày mai, đó là tôi...")[49]. Một nhân vật khác, Chris Adamson – một thành viên trong tour của Pink Floyd, đã có một đoạn thoại cho vào làm phần mở đầu album: "I've been mad for fucking years - absolutely years" ("Tôi đã từng điên trong nhiều năm chết tiệt - rất nhiều năm")[50]. Quản lý Peter Watts (cha của diễn viên Naomi Watts)[51] góp phần thu cho những tràng cười dài trong "Brain Damage" và "Speak to Me". Người vợ thứ hai của ông, Patricia 'Puddie' Watts (giờ là Patricia Gleason) góp câu "geezer" (là) "cruisin' for a bruisin'" sử dụng trong đoạn chuyển giữa "Money" và "Us and Them" và "I never said I was frightened of dying" ("Tôi chưa bao giờ nói rằng tôi sợ cái chết") trong đoạn cuối của "The Great Gig in the Sky"[52].

Có thể câu "I am not frightened of dying. Any time will do: I don't mind. Why should I be frightened of dying? There's no reason for it – you've got to go sometime" và cả câu kết thúc album "There is no dark side in the moon, really. As a matter of fact it's all dark" là của người gác cửa người Ireland, Gerry O'Driscoll[53]. PaulLinda McCartney cũng tham gia vào phần phỏng vấn, song những câu trả lời lại bị cho là "như chỉ cố để góp vui", và không được cho vào album[54]. Thành viên khác của Wings, Henry McCullough, thì được ghi vào album câu nói "I don't know, I was really drunk at the time" ("Tôi không biết, tôi thực sự rất say vào lúc đó")[55].

Hoàn thiện

Trong vài cuộc thảo luận để hoàn thiện album, nhà sản xuất Chris Thomas được lựa chọn để có "một đôi tai tươi mới". Thomas vốn là một người trong nghề nhạc hơn là một kỹ thuật viên âm thanh. Ông từng cộng tác với nhà sản xuất của The Beatles, George Martin, và là học trò của quản lý của Pink Floyd, Steve O'Rourke[56]. Cả bốn thành viên đều tán thành phong cách mà Thomas sử dụng, khi mà Waters và Mason ưa thích kiểu trộn âm "khô" và "sạch" sử dụng ít các nhạc cụ hơn thông thường, trong khi Wright và Gilmour lại ưa thích kiểu trộn âm nhiều "tiếng vang"[57]. Thomas sau này nói chưa từng có một sự thống nhất như vậy: "Gần như chả có sự khác biệt nào trong ý kiến của họ. Tôi không nhớ Roger có từng yêu cầu tôi giảm bớt các tiếng vang không. Thực tế, không có chút gợi ý nào mà bị họ bỏ quên. Đó là một bầu không khí rất sáng tạo. Thật thú vị."[58] Dù sự thật chưa được kiểm chứng, song sự góp mặt của Thomas đã góp phần tạo nên sự đồng thuận giữa Waters và Gilmour và khiến cả hai cảm thấy hài lòng cho tới kết thúc của dự án. Thomas đã chịu trách nhiệm cho những thay đổi đáng kể trong album này, bao gồm cả thời gian hoàn hảo của tiếng vang được sử dụng trong "Us and Them". Ông cũng tham gia chỉnh sửa trong "The Great Gig in the Sky" (dù Parsons là người thuê Torry)[59]. Trong bài phỏng vấn năm 2006, khi được hỏi về những thành quả có được trong phòng thu, Waters nói: "Sau khi buổi thu kết thúc, tôi có mang một bản sao về nhà và tôi đã bật nó cho vợ nghe, và tôi nhớ cô ấy đã bật khóc khi nó kết thúc. Tôi nghĩ, "Hẳn là nó đã làm rung động đâu đó", và tôi thấy vui vì điều đó. Bạn biết đấy, khi bạn hoàn thành một việc gì đó, nhất là khi bạn viết một ca khúc, bạn sẽ nghe nó với một cảm giác hoàn toàn khác so với khi bạn chơi trước một ai đó. Và tới lúc đó tôi tự nhủ "Wow, công việc đã thực sự hoàn thiện", và tôi rất tin tưởng rằng công chúng sẽ đón nhận nó."[60]

Thiết kế

"Đó là một cảm giác mà cả ban nhạc làm việc cùng nhau. Đó là những khoảng thời gian vô cùng sáng tạo. Chúng tôi đã rất cởi mở với nhau."

~ Richard Wright[61]

Album được phát hành với bản LP bìa được thiết kế bởi Hignosis và nghệ sĩ George Hardie. Hignosis từng thiết kế cho nhiều phần bìa khác của ban nhạc với những kết quả khác nhau. EMI đã có những phản ứng khá bi quan sau những thiết kế từ album Atom Heart MotherObscured by Clouds vì họ ưa thích kiểu thiết kế truyền thống có hình ảnh và chữ viết hơn. 2 nhà thiết kế Storm ThorgersonAubrey Powell đã bỏ qua các chỉ trích để tới cộng tác với ban nhạc. Với The Dark Side of the Moon, Wright đã đề đạt với họ rằng anh muốn có một thứ "thông minh hơn, thuần khiết hơn, sang trọng hơn"[62]. Ý tưởng chiếc lăng kính được lấy từ hình ảnh mà Thorgerson nhìn thấy khi đi kiểm tra điện não đồ với Powell.

Phần trình bày được hỗ trợ bởi người cộng tác với họ, George Hardie. Hipgnosis đã cho ban nhạc lựa chọn giữa 7 nhà thiết kế, song cả bốn thành viên đều thống nhất rằng chiếc lăng kính là lựa chọn tối ưu. Phần thiết kế thể hiện được 3 yếu tố: ánh sáng sân khấu, ca từ của album, và thứ "đơn giản mà đậm nét" mà Wright đề nghị riêng cho thiết kế[10]. Quang phổ tiếp tục đi qua thấu kính cũng là ý tưởng của Waters[63]. Hơn nữa, thiết kế của chiếc lăng kính cũng hàm chứa sự thể hiện trực quan của tiếng nhịp tim xuất hiện trong suốt album, và mặt sau của album có một lăng kính khác hội tụ quang phổ như lời gợi ý của Thorgerson về việc bày trí album trong các cửa hàng[64]. Tuy nhiên phần quang phổ đó chỉ có sau màu khi khuyết màu chàm (một chiếc lăng kính thông thường sẽ cho thấy ánh sáng không có màu thành 7 màu cơ bản sau khi nó bị phân tách bên trong lăng kính). Phần bìa phía trong bao gồm 2 poster cùng vài miếng dán in hình chiếc kim tự tháp. Một poster là ảnh chụp ban nhạc khi đang trên sân khấu, với phông nền phía sau nhìn khá rõ chữ PINK FLOYD, còn lại là hình chụp hồng ngoại của Kim tự tháp Giza bởi Powell và Thorgersen[64].

Sau sự ra đi của thành viên sáng lập Barrett vào năm 1968, phần ca từ được dồn cả lên vai của Waters[11]. Anh được công nhận là người viết lời cho tất cả các ca khúc của album, đưa The Dark Side of the Moon thành album thứ 5 liên tiếp của Pink Floyd mà anh là người duy nhất phụ trách ca từ[65][nb 5]. Ban nhạc tin tưởng phần viết tới mức lần đầu tiên họ có ý định đưa chúng lên phần bìa[11]. Năm 2003, khi được hỏi về vai trò của mình trong việc "hòa hợp các ý tưởng và công việc" cùng thứ "âm nhạc" của David Gilmour, Waters trả lời: "Thật là tào lao. Không có bất kể vấn đề gì nếu Dave cần một thứ gì đó để thể hiện tài năng guitar của mình. Và anh ấy là một tay guitar tuyệt hảo. Nhưng cái ý tưởng mà anh ý cố truyền đạt qua nhiều năm rằng âm nhạc của anh ấy hơn tôi quả là vô nghĩa. Thật là một câu chuyện vô lý song mọi người lại có vẻ thích thú với nó."[5][nb 6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: The_Dark_Side_of_the_Moon http://www.capif.org.ar/Default.asp?PerDesde_MM=0&... http://www.ifpi.at/?section=goldplatin http://www.aria.com.au/pages/httpwww.aria.com.aupa... http://www.smh.com.au/articles/2004/02/22/10773846... http://www.theage.com.au/articles/2003/06/23/10562... http://www.abc.net.au/myfavouritealbum/top100.htm http://www.ultratop.be/en/showitem.asp?interpret=P... http://www.collectionscanada.gc.ca/rpm/028020-119.... http://store.acousticsounds.com/index.cfm?get=deta... http://www.allmusic.com/album/r2242794